KẾ TOÁN LÀ GÌ?TẤT TẦN TẬT VỀ NGÀNH NGHỀ KẾ TOÁN MÀ BẠN CẦN BIẾT
KẾ TOÁN LÀ
GÌ? TẤT TẦN TẬT VỀ NGÀNH NGHỀ KẾ TOÁN MÀ BẠN CẦN
BIẾT.
Bạn thích ngành kế toán? Bạn đang thắc mắc
không biết ngành kế toán ra sao, làm công việc gì, kế toán có các vị trí
nào?....Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ngành kế toán, những điều bạn cần biết
trước khi chọn ngành kế toán.
Khi nhắc đến kế toán,bạn có biết cụ thể
kế toán làm những việc gì không? Hay chỉ biết ngành kế toán là ngành nghề liên
quan đến sổ sách, những con số và chỉ thế thôi? Nếu chỉ có thế thì bạn biết quá
ít về ngành nghề này đấy. Bài viết sao đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn cái
nhìn tổng quan về ngành kế toán.
Kế toán là gì? Kế
toán là quá trình xác định, đo lường và truyền đạt thông tin kinh tế nhằm cho
phép người sử dụng thông tin đó có thể đánh giá và ra quyết định trên cơ sở được
thu thập đầy đủ và phù hợp.
Cách
hiểu khác kế toán làm các công việc: thu thập, xử
lý và truyền đạt thông tin về kết quả của các nghiệp vụ kinh tế. Sản phẩm của kế
toán là các báo cáo về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền
của doanh nghiệp.
Phân
loại kế toán? Bộ máy kế toán trong doanh nghiệp ra sao?
Phân loại kế toán ra sao?
Về cơ bản kế toán trong doanh nghiệp được
chia làm 2 loại:
+Kế
toán công: là làm các công việc tại các tổ chức, đơn vị không có hoạt động
kinh doanh, buôn bán. Công việc của kế toán tại các tổ chức này là làm việc giấy
tờ, công văn, thuế và tính toán tiền lương cho các nhân viên, thành viên trong
tổ chức.
Làm việc tại cơ quan chính phủ, các cá
nhân và các tổ chức phi lợi nhuận.
+Kế
toán doanh nghiệp: kế toán phải làm
đầy đủ các công việc để vận hành một hệ thống tài chính, kinh doanh của doanh
nghiệp. Công việc của kế toán trong các doanh nghiệp có rất nhiều mặt khác nhau
rất áp lực và khó khăn hơn nhiều so với kế toán công.
Tại mỗi doanh nghiệp vị trí kế toán được
xem là vị trí “then chốt” nó quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Chính vì thế áp lực của kế toán ở doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận luôn áp lực
hơn.
Bộ
máy kế toán trong doanh nghiệp ra sao?
Thực tế cho thấy, tùy vào quy mô và nhu
cầu quản lí của từng doanh nghiệp mà bộ phận kế toán được tổ chức sao cho phù hợp
với tình hình của doanh nghiệp đó. Bộ
máy kế toán được xem là đầy đủ nhất sẽ được thể hiện qua sơ đồ dưới đây.
Sơ đồ bộ
máy kế toán trong doanh nghiệp
Về cơ bản,bộ máy kế toán sẽ có
3 cấp bậc:
Đứng đầu sẽ là kế toán trưởng: họ là người hướng dẫn chỉ đạo công việc của các kiểm toán
viên và là người phụ trách.
Kế tiếp sẽ
là kế toán tổng hợp: người sẽ kiểm
tra, đảm bảo sự chính xác, kịp thời và phản ánh đúng số liệu chi tiết đến tổng
hợp của sổ sách kế toán.
Cuối cũng sẽ là kế toán viên tính toán, công bố hoặc cung cấp đảm bảo về
thông tin tài chính giúp người quản lý, nhà đầu tư, cơ quan thuế và những người
khác đưa ra các quyết định phân bổ nguồn lực.
Vai trò của nghề kế toán trong các doanh nghiệp hiện
nay là gì?
+Đối với nhà nước:
Cơ sở giải quyết các tranh chấp về quyền lợi giữa các doanh nghiệp.
Theo dõi được sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, thông qua số liệu
các doanh nghiệp cung cấp hàng năm.
Kế toán đưa các dữ liệu hữu ích cho các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị….
Cung cấp thông tin để nhà nước tìm ra cách tính thuế hợp lí nhất, hạn chế
các sai lầm khi tính thuế.
+Đối với doanh nghiệp:
Cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở để ra quyết định, thực hiện và lựa chọn các chiến lược hành động cho từng giai đoạn, từng thời kì.
Giúp doanh nghiệp theo dõi tình hình hoạt động sản xuất, tình hình tài chính của công ty…. Nhờ đó, người quản lí điều hành nắm bắt được tình hình của công ty nhanh nhất.
Cơ sở vững chắc trong giao dịch mua bán của công ty.
Duy trì, phát triển các mối quan kết trong công ty.
Cung cấp cơ sở tài chính rõ ràng, cụ thể.
Giám sát và quản lí hoạt động kinh doanh.
Vai trò của kế toán tại các doanh nghiệp là hết sức quan
trọng, kế toán được xem là “xương sống” của từng doanh nghiệp.Thông
qua các số liệu,thống kê của kế toán thì người quản lí điều hành công ty mới có
thể nắm bắt kịp thời, nhanh chóng, tình hình hoạt động của công ty.
Cũng như ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động,
dự báo được tình hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn sắp tới ,cũng như
hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
Để thành công ở bất kì lĩnh vực nào, việc trước tiên phải định hình và tìm hiểu ngành nghề đó định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Sự khó khăn trong quá
trình lựa chọn ngành nghề có thể đến từ việc thiếu thông tin và hiểu biết về bản chất của ngành nghề đó. Bài viết
cung cấp những nội dung bám sát vào thực tế nhất có thể,giúp bạn có thể hiểu về
ngành nghề đó dễ dàng nhất.
Nhận xét
Đăng nhận xét